Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 23 tháng 1, 2024

Hướng dẫn lắp đặt và sử dụng Nồi Phở

Hướng dẫn lắp đặt và sử dụng Nồi Phở


Hướng dẫn sử dụng nồi nấu phở bằng điện đúng chuẩn và tiết kiệm điện

Hiện nay, phần lớn các quán ăn, nhà hàng kể cả quán có quy mô nhỏ đã nhận thấy sự tiện lợi khi dùng nồi nấu phở bằng điện thay cho các nồi nấu phở bằng than và gas. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa biết cách sử dụng nồi phở công nghiệp sao cho nâng cao năng suất và tiết kiệm chi phí.

Dưới đây là một số hướng dẫn và lưu ý giúp bạn sử dụng nồi nấu phở đúng cách.

Hướng dẫn sử dụng nồi phở ANYBUY

1. Tổng quan các bộ nồi nấu phở dùng điện.

Thông thường, bộ nồi nấu phở được chia làm 3 nồi riêng biệt:

  • Nồi đun nước trần bún, tráng bát khoảng 20 – 30 lít
  • Nồi pha chế nước dùng khoảng 30 – 40 lít
  • Nồi hầm xương bằng điện có kích thước từ 50 lít trở lên

Lưu ý: Nước dùng sau khi pha chế chỉ dùng được trong 4 giờ, sau thời gian này nước dùng của bạn sẽ biến chất và mất hương vị thơm ngon như lúc đầu. Do đó, tùy lượng khách mà bạn nên pha chế cho phù hợp.

Đối với các quán bán hàng có quy mô nhỏ, khách hàng thường tận dụng nồi ninh hầm xương làm nồi pha chế nước dùng.

2. Hướng dẫn lắp đặt.

  • Sau khi nhận hàng, bạn hãy tiến hành lắp đặt 4 chân tăng chỉnh, lắp nhựa đen vào chân inox rồi dùng búa gõ cho chân vào hết phần nhựa. Đặt nồi ở vị trí cố định mà bạn bán hàng và điều chỉnh chân tăng chỉnh ngược chiều kim đồng hồ giúp cho nồi đứng cân bằng không bị cập kênh.
  • Lắp van nước và góc ren inox quay xuống phía dưới để xả nước trong quá trình vệ sinh nồi.
  • Để đảm bảo trong quá trình sử dụng, đấu dây điện cấp nguồn của nồi phở vào phích cắm hoặc aptomat có đường dây tải phù hợp với công suất của nồi.
Công suất APTOMAT cho nồi
Nồi đơn Nồi 20 lít Aptomat 1 pha 2 cực 16A
Nồi 30 lít
Nồi 40 lít
Nồi 50 lít Aptomat 1 pha 2 cực 32A
Nồi 60 lít
Nồi 70 lít
Nồi 80 lít Aptomat 1 pha 2 cực 50A
Nồi 90 lít
Nồi 100 lít
Nồi 120 lít
Nồi liền bàn Nồi 20+40 lít Aptomat 1 pha 2 cực 32A
Nồi 20+ 50 lít Aptomat 1 pha 2 cực 50A
Nồi 20+40+60 lít Aptomat 1 pha 2 cực 63A
Nồi 20+40+80 lít Aptomat 1 pha 2 cực 75 hoặc 80A

Bảng công suất Aptomat cho nồi

Lưu ý: Khi lựa chọn dây điện lắp đặt nên chọn dây điện lớn hơn tính toán 1 cấp để an toàn và nâng cấp phụ tải sau này.

Range of rated current (dòng định mức làm việc) Conductor cross – sectional area (tiết diện dây dẫn)
A mm2 AWG/MCM
0 8 1,0 18
8 12 1,5 16
12 15 2,5 14
15 20 2,5 12
20 25 4,0 10
25 32 6,0 10
32 50 10 8
50 65 16 6
65 85 25 4
85 100 35 3
100 115 35 2
115 130 50 1

Bảng chọn tiết diện dây dẫn

Bảng thông số kỹ thuật đối với thiết bị điện 1 pha 220V/50Hz

Tổng công suất (KW) 2,8 3 5,6 6 8,4 9 12 15 16 18
Tổng cường độ dòng điện (A) 12,7 13,6 25,4 27,2 38,1 40,9 54,5 68,1 72,7 81,8
Chọn Aptomat (A) 16 16 32 32 40 50 60 70 80 90
Tiết diện dây dẫn (mm2) 2,1 2,2 4,2 4,5 6,35 6,8 9 11,35 12,1 13,6
Dùng dây dẫn điện (mm2) 2,5 2,5 6,0 6,0 10 10 16 25 25 25
  • Kiểm tra nồi nấu phở sử dụng nguồn điện 1P/ 220V/ 50Hz hay điện 3P/ 380V/ 50 Hz để chọn sơ đồ đấu điện phù hợp.

Hình 1. Sơ đồ lắp đặt mạch điện nồi nấu phở.

  • Lắp cầu giao hay Aptomat (A) để bật hoặc tắt nguồn cho nồi nấu phở
  • Sau đó, hãy đấu cầu dao điện hay aptomat (A) vào dây cáp điện (B) từ bộ nồi

3. Hướng dẫn cách sử dụng bộ phở 150 lít đúng cách.



3.1. Hướng dẫn sử dụng nồi nấu phở cho người mới.

Nếu cửa hàng bạn mới mở, khi sử dụng nồi lần đầu tiên, bạn nên thực hiện theo các bước sau:

  1. Sau khi hoàn tất bước lắp đặt, bạn đổ nước sạch ngập nửa nồi.
  2. Sau đó, bạn hãy bật nguồn điện. Điều chỉnh chiết áp của nồi nấu phở lên mức cao nhất ( 110 C). Nếu đèn sáng thì mâm nhiệt đang hoạt động; ngược lại, nếu đèn không sáng thì mâm nhiệt không hoạt động.
  3. Khi nước đã sôi, bạn vặn chiết áp về mức 0, sau đó tắt nguồn và vặn van xả để xả hết nước trong nồi.
  4. Chờ đến khi nồi nguội, bạn hãy vệ sinh thật sạch và đổ nước lạnh vào để xối đi những vết bẩn và mùi mới của nồi.

Chú ý: Mặt ngoài nồi nên dùng khăn ẩm để vệ sinh tránh dội nước vào chiết áp làm hỏng bộ điều khiển.

3.2. Hướng dẫn sử dụng nồi điện nấu phở để ninh hầm xương.

Bước 1: Bật công tắc nguồn cung cấp điện (A) (Hình 1)  cho bộ nồi nấu phở.

  • Muốn nồi ninh hầm xương của bạn chuyển từ nước lạnh thành nước sôi bạn bật hết công suất của nồi lên bằng cách vặn chiết áp điều khiển bật các mâm nhiệt (2.2); (2.5); (2.7).
  • Bạn hãy quan sát đèn báo, nếu đèn báo (2.1), (2.3) và (2.6) sáng thì mâm nhiệt đang hoạt động; ngược lại, nếu không sáng thì mâm nhiệt của bạn không hoạt động.

Bước 2: Khi nước trong nồi ninh xương sôi hãy mở lỗ thông hơi (3) để nước xương được trong. Khi ninh xương, vặn chiết áp công suất 3KW (2.2) và 2KW (2.5) về 0  để tắt, chúng ta chỉ để ninh hầm xương bằng chiết áp 1KW (2.7) để nước xương được trong, không bị đục và tiết kiệm điện.

Bước 3: Khi muốn lấy nước từ trong nồi ta có thể lấy nước từ van xả đáy (2.4) hoặc từ lắp nồi.

Bước 4: Khi ninh hầm xương xong, nếu không sử dụng nữa chúng ta vặn các chiết áp về 0  để tắt nguồn.

3.3. Pha chế nước dùng.

  • Trong trường hợp bạn không dùng nồi pha chế nước dùng riêng thì bạn có thể nhắc xương cho nồi ninh hầm xương ra để pha chế nước dùng.
  • Để tìm hiểu cách ninh hầm xương chúng ta xem chi tiết tại Cách làm nước dùng gà - Nước dùng lợn - Nước dùng bò

3.4. Hướng dẫn sử dụng nồi trụng bún và đun nước sôi tráng bát.

Bước 1: Bạn vặn chiết áp nhiệt (1.1) ở nhiệt độ 80 , đèn báo (1.3) sáng báo cho chúng ta biết mâm nhiệt đang hoạt động. Khi nhiệt độ đạt thì hệ thống chiết áp sẽ tự động tắt nguồn, khi nhiệt độ xuống khoảng 10  chiết áp sẽ tự động bật trở lại.

Bước 2: Khi bạn muốn tắt nồi thì ta vặn chiết áp (1.1) về 0

Bước 3: Vặn van xả đáy (1.2) để lấy nước sôi tráng bát.

4. Một số lưu ý cách sử dụng nồi nấu phở bằng điện tiết kiệm và bền lâu mà bạn nên biết.

Nồi có bền hay không còn là do người dùng. Vì vậy, để đảm bảo an toàn và bền lâu trong quá trình sử dụng bạn nên chú ý một số vấn đề sau đây.

4.1.  Chọn kích thước nồi nấu phở cho phù hợp.

  • Việc lựa chọn dung tích cho nồi là vô cùng quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng đến chi phí tiền điện sau này mà bạn phải trả.
  • Vậy chọn kích thước nồi phở như thế nào cho phù hợp?
  • Đầu tiên, bạn hãy xác định quy mô quán ăn của mình. Mỗi ngày cần bán được bao nhiêu bát, chi phí đầu tư vào kinh doanh là bao nhiêu và chi phí sử dụng nồi mỗi tháng cần cân nhắc thế nào?

Bộ nồi nấu phở thường bao gồm:

  • Nồi đun nước trần bún, tráng bát khoảng 20 – 30 lít
  • Nồi pha chế nước dùng khoảng 30 – 40 lít
  • Nồi hầm xương bằng điện có kích thước từ 50 lít trở lên

Tùy vào nhu cầu sử dụng và quy mô quán ăn của bạn mà nên lựa chọn mẫu nồi có dung tích phù hợp để tránh lãng phí hoặc thiếu.

Tránh vận hành nồi phở khi trong nồi không có nước.

Rất nhiều trường hợp sử dụng mà quên đổ nước vào nồi mà đã cắm nguồn điện cho nồi hoạt động. Điều này là rất sai lầm, có thể làm cháy mâm nhiệt. Vì vậy, trước khi vận hành nồi bạn nên nhớ những lưu ý sau:

  • Đầu tiên, kiểm tra trong nồi có đủ lượng nước để vận hành nồi chưa. Nên để lượng nước ngập nửa nồi.
  • Sau khi đã đổ lượng nước cần thiết bạn hãy bật nguồn điện để vận hành nồi.

Chú ý:Trong khi nồi hoạt động, bạn nên để ý lượng nước trong nồi tránh tình trạng cạn nước làm hỏng mâm nhiệt.

4.2.  Vệ sinh bộ nồi nấu phở đúng cách.

Sau khi sử dụng bạn hãy nhớ vệ sinh nồi để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong quá trình vệ sinh nồi bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Trước khi vệ sinh nồi bạn hãy tắt nguồn điện của nồi
  • Hãy chờ nồi nguội rồi vệ sinh nồi
  • Tránh đổ trực tiếp nước vào hệ thống điều khiển. Bạn hãy dùng khăn ẩm để vệ sinh nồi bên ngoài.
  • Lau khô nồi phở sau mỗi lần vệ sinh.

4.3. Nguồn điện phù hợp, ổn định.

  • Cần chú ý nguồn điện có thích hợp với nồi nấu phở hay không?
  • Các nồi phở có thể sử dụng nguồn điện gia đình 220V/ 50Hz. Tuy nhiên, đối với những quy mô quán ăn lớn - sử dụng dung tích từ 50 lít trở lên, bạn nên dùng điện 3 pha để không quá tải.

4.4. Bảo dưỡng và thay thế mâm nhiệt theo định kỳ.

  • Mâm nhiệt là bộ phận quan trọng nhất của nồi, thường xuyên phải gia nhiệt. Tuổi thọ của mâm nhiệt thường 1 năm. Do đó, để vận hành nồi an toàn và tiết kiệm điện bạn nên bảo dưỡng.
  • Nếu mâm nhiệt bị hỏng, bạn nên nhờ người hiểu biết kỹ thuật để thay thế.
  • Trên đây là hướng dẫn sử dụng nồi nấu phở bằng điện đúng chuẩn và tiết kiệm điện. Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp được bạn sử dụng đúng cách và tiết kiệm điện hơn.

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2022

NP 3N204060L Bộ nồi phở dung tích 20 40 60 lít liền bàn năm 2022

NP-3N204060L Bộ nồi phở dung tích 20-40-60 lít liền bàn

NP-3N204060L Bộ nồi phở dung tích 20-40-60 lít liền bàn


- Nhà sản xuất: ANY Việt Nam
- Mã sản phẩm: NP-3N204060L
- Chất liệu được làm bằng inox cao cấp chống gỉ
- Nguồn điện : 1pha 220V (hoặc 3 pha 380V đặt sản xuất)
- Công suất: 3+3+6 KW
- Chiết áp điều chỉnh nhiệt và bật tắt nguồn: 6 chiếc
- Đèn báo: 5 chiếc
- Mâm ra nhiệt: 4 chiếc
- Dung tích: 20+40+60 lít
- Giỏ đựng xương cho nồi ninh-hầm 60 lít
- Quạt tản nhiệt 220V/80W
- Kích thước bàn: 1450 x 550 x 800 mm
- Kích thước đóng kiện: 1600 x 610 x 800 mm
- Thiết kế 4 bánh xe giúp di chuyển dễ dàng

Thứ Ba, 28 tháng 12, 2021

Nồi ninh hầm xương nấu phở, máy đun nước công nghiệp 300 lít NP 300L

Nồi ninh hầm xương nấu phở 300 lít NP-300L

Nồi ninh hầm xương nấu phở 300 lít NP-300L



- Nhà sản xuất: ANY Việt Nam
- Mã sản phẩm: NP-300L
- Nguồn điện : 380V/F
- Công suất: 4x4KW
- Núm chỉnh nhiệt: 4 chiếc
- Đèn báo: 4 chiếc
- Thanh nhiệt: 4 chiếc công suất 4Kw/220V
- Dung tích 300 lít
- Chiều sâu lòng bên trong 650mm
- Đường kính bên trong của nồi 770mm
- Kích thước: 900x900x930 mm

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2020

Hướng dẫn chi tiết cách nấu phở bò thơm ngon bổ dưỡng cho 5-6 người ăn

Không phải ngẫu nhiên phở lại được các đầu bếp hàng đầu thế giới bình chọn là món ăn nên thử ít nhất 1 lần trong đời. Đằng sau mỗi tô phở ấy là một hương vị đặc trưng khó mà lẫn lộn. Vào bếp cùng Nồi phở ANY Việt Nam để biết cách nấu phở bò nhé!

 Phở là một món ăn truyền thống của Việt Nam, cũng có thể xem là một trong những món ăn tiêu biểu cho nền ẩm thực Việt Nam. Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng (hay nước lèo theo cách gọi miền Nam) cùng với thịt bò hoặc thịt gà cắt lát mỏng. Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tiêu, chanh, nước mắm, ớt, ...

Nguyên liu nu món ph bò cho 5 - 6 tô ph:

- 1,2 kg bò phi lê

- 2 kg xương ống bò

- 0,7 kg bò bắp

- 200 gr sả

- 300 gr giá sống

- 150 gr ngò gai

- 100 gr vỏ quýt

- 400 gr hành tây

- 50 gr hoa hồi

- 100 gr thảo quả

- 150 gr ngò ôm

- 1 kg bánh phở

- Dao, thớt, tô, muỗng, đũa, nồi điện nấu phở

Cách nấu món phở bò

1. Sớ chế nguyên liệu

- Cho sả cây vào nồi nước lớn, đun sôi sau đó cho xương ống bò vào chần qua một lần để khử mùi hôi của xương bò. Tiếp đó cho xương ống bò vào khay nướng cùng với gừng và hành tây.

- Đem khay vào lò nướng khoảng 5 đến 10 phút cho đến khi xương ống bò xém cạnh thì gắp xương ống bò thả vào thau nước đá.

- Tiếp đến, trải một tấm khăn mùng sạch ra mặt phẳng, cho thảo quả, quế cây, vỏ quýt, đinh hương, hoa hồi và hạt ngò vào giữa tấm khăn. Bạn túm các mép khăn lại bọc kín nguyên liệu sau đó cột túm bằng một sợi dây chỉ.



2. Các bước chế biến

Bước 1: Cho xương ống bò ninh trong nồi cùng hành tây, sả, gừng, và gói hỗn hợp gia vị đựng trong khăn mùng đã chuẩn bị trước để làm nước dùng.

 

Bước 2:

- Đun cho đến khi nước dùng chuyển qua màu vàng đục, có mùi thơm thì gắp xương ống bò, cùng gói gia vị và sả cây ra. Tiếp tục vớt hết các nguyên liệu còn lại trong nồi ra để nước dùng được trong hơn.

- Nêm vào nồi nước dùng chút muối, bột ngọt và đường phèn, khuấy đều, nêm nếm sao cho nước dùng có vị đậm đà vừa miệng là được.



 

Bước 3: Lột vỏ hành tây rồi thái lát mỏng. Thái nhỏ hành ngò.



Bước 4: Thịt bò phi lê thái thành những lát mỏng. Nên thái theo thớ để thịt bò không bị dai khi chế biến.


Bước 5: Luộc sơ bắp bò qua nước sôi để bắp bò săn lại rồi đem thái thành những miếng mỏng.



Bước 6: Chần giá cùng đầu hành qua nước sôi. Chần sơ bánh phở qua nước sôi 1 lần.


Bước 7: Chuẩn bị tô lớn, cho hành giá vừa chần vào đáy tô, rồi đến bánh phở. Cho thịt bò phi lê và bắp bò thái lát vào tô, múc một muỗng hành ngò thái nhỏ cùng hành tây thái lát lên phía trên phần thịt bò và cuối cùng là chan nước dùng nóng hổi vào.


Lưu ý khi nấu phở bò:

- Khi nấu xương, bạn có thể lọc bỏ chất bẩn bằng cách bỏ nước luộc đầu. Nước dùng sẽ thơm, trong và sạch hơn.

- Bạn có thể nấu nhiều nước dùng và bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh cho lần ăn sau.

- Nếu thích, bạn có thể ướp thịt bò với ít tiêu, bột ngọt cho thơm.

- Bạn có thể biến tấu thành phở bò tái bằng cách bằm nhuyễn thịt bò trước khi xếp ra tô.

- Bí quyết của một công thức phở tuyệt vời là không thêm hoặc giảm lượng muối mà thay vào đó là nước mắm, đặc biệt là mắm cá. Tuy nhiên, tất cả đều tùy thuộc vào sở thích của bạn.

Cách hầm xương bò nấu nước phở trong vắt

 

Tại sao Phở – Món ăn Quốc hồn – Quốc túy của người Việt

Phở là món ăn truyền thống và đặc trưng của Việt Nam. Chẳng những được người Vệt yêu quý đến mức có thể dùng để ăn để bất cứ thời điểm nào trong ngày mà đến cả khách nước ngoài cũng không khi nào bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm khi đến với mảnh đất hình chữ S.

Để nấu được bát phở ngon trọn vị thì nước dùng chính là một tiêu chí lớn để đánh giá. Một nồi nước dùng phở đạt chuẩn cần hội tụ đủ những yếu tố như trong, ngọt vị thịt, thanh thanh của gia vị thảo mộc. Không cần chờ thêm nữa, hãy cùng ANY Việt Nam vào bếp và bắt tay vào làm luôn nhé!

Chuẩn bị nguyên liệu hầm xương bò nấu nước dùng phở

Lưu ý: Phần nguyên liệu dưới đây dành cho quán phở phục vụ khoảng 50 bát phở/ngày, nếu như công suất hoạt động của bạn cao hơn thì điều chỉnh cho nguyên liệu tăng lên.

  • 10kg xương bò
  • 500 gram gừng
  • 50 gram hoa hồi
  • 5 trái thảo quả
  • 5 cái đinh hương
  • 3 thìa hành tím
  • 3 thìa tỏi
  • 1 quả chanh
  • 2kg thịt các loại bao gồm gầu mềm, nạm, gầu giòn
  • Gia vị gồm muối, rượu trắng, đường, nước mắm

Cách chọn xương bò tươi ngon

Chọn xương bò tươi, màu đỏ thịt tự nhiên, không có màu trắng đục. Khi ngửi bằng mũi không có mùi hôi. Nếu xương bò hôi thì chắc chắn không phải xương tươi, nên hết sức chú ý khi chọn mua.

Cách chọn xương bò tươi ngon

Cách chọn xương bò tươi ngon

Tránh mua xương bò các loại đã đông lạnh, không rõ nguồn gốc. Nếu thường xuyên mua xương bò ninh nấu phở thì nên chọn cơ sở cung cấp uy tín, thường xuyên đặt xương bò sẽ được mức giá ưu đãi hơn nhiều.

Cách hầm xương bò nấu phở trong vắt không bị hôi

Bước 1: Sơ chế xương bò

Bạn cho xương bò vào 1 thau nước, sau đó cho 1 nắm gừng dập nhỏ cùng muối, nước cốt 1 quả chanh vào thau và khuấy đều đến khi muối tan ra hết trong nước.Nếu bạn có thời gian thì cách tốt nhất là nên ngâm xương trong khoảng thời gian là từ 4 – 6 tiếng rồi sau đó rửa sạch xương, để ráo nước.

Sơ chế xương bò

Sơ chế xương bò không bị hôi

Bước 2: Cách khử mùi hôi của xương bò

Để nồi nước dùng không có bọt trong quá trình hầm, bạn làm thêm một công đoạn nữa đó là tẩy xương.

Bạn lấy 1 nồi nước to sau đó thêm 2 thìa gừng giã nhỏ, 1 ly rượu trắng. Bỏ xương bò vào nồi. Bạn ngâm thêm 10 – 20 phút.

Bắc nồi lên bếp, đun sôi nước và thả xương bò vào để trần qua. Bạn đun xương bò khoảng 5-6 phút, vớt ra, rửa sạch lại với nước để loại bỏ cặn bẩn và mùi hôi. Khi ninh xương nước dùng sẽ trong hơn, không bị đục. Như vậy bạn có thể tiến hành các bước tiếp theo ninh xương bò.

Bước 3: Chuẩn bị gia vị hầm xương

Gia vị là thành phần giúp nước dùng phở có vị thanh hơn, thơm hơn và giúp khử đi mùi hôi của xương bò.

Bạn sử dụng những nguyên liệu sau:

  • Hoa hồi bạn bóp vụn các cánh, thảo quả nướng lên, bỏ vỏ lấy hạt bên trong. Đinh hương bạn giữ nguyên không sơ chế.
  • Tiếp theo, bạn cho chảo lên bếp rồi cho 3 nguyên liệu này vào sao lên cho gia vị tỏa ra mùi thơm. Sau đó bạn cho ra một chiếc túi vải nhỏ, chờ khi nấu nước hầm xương và vớt hết váng xong thì cho gói gia vị vào đun với nước dùng.

Bước 4: Cách hầm xương bò nấu nước lèo phở

Bạn cho xương bò vào nồi nước hầm xương rồi sau đó đun sôi. Trong quá trình hầm xương bạn sẽ thấy nổi lên lớp váng mỏng, khi đó bạn dùng muôi vớt bỏ đi. Bạn nhớ thao tác nhẹ nhàng để tránh váng bị vỡ ra chìm xuống đáy nồi khiến cho nồi nước dùng bị đục. Ngoài ra, bạn cũng nên để nhiệt độ vừa phải để váng không sôi sùng sục và dễ hòa tan vào nước dùng nhé.

Sau khi vớt hết lớp váng trên mặt nồi, bạn nêm thêm chút muối sao cho vừa ăn rồi cho gói gia vị vào nồi. Chú ý khi nước dùng dậy mùi thơm rồi bạn vớt gói gia vị ra.

Tiếp theo bạn cho 400 gram gừng nướng lên và cạo vỏ, sau đó cắt thành miếng dày và bỏ vào trong nồi.

Nồi ninh xương bò bạn tiếp tục hầm ở nhiệt độ vừa phải trong khoảng 7 – 10 tiếng nữa để có được vị ngọt đậm đà thơm như ý.

Bước 5: Nêm gia vị cho nồi nước hầm xương bò

Ở bước này, bạn lọc nước hầm xương sang nồi chứa nước lèo phở.

Sau đó, 5 củ hành tím bạn mang đi nướng và bóc vỏ, sau đó cho vào túi vải cùng với 5 tép tỏi rồi bỏ vào nồi. Bạn nêm nếm thêm gia vị gồm đường, nước mắm rồi đun sôi lại nồi nước dùng là đã có được nồi nước dùng phục vụ khách hàng rồi.

Cách hầm xương bò nấu nước phở trong vắt

Khâu chọn và sơ chế nguyên liệu

Do thịt bò có hương vị rất đặc trưng nên để khử mùi hôi của xương bò hiệu quả thì hành và gừng nướng là 2 gia vị nhất định không được thiếu khi hầm xương bò

Trong quá trình hầm xương nếu nồi cạn nước thì bạn chế nước sôi vào, tuyệt đối không dùng nước lạnh vì sẽ tạo ra bọt.

Hầm xương bò nấu phở cho quán ăn ngon hơn với nồi ninh hầm xương nấu phở dùng điện

Việc chọn lựa nồi hầm xương phù hợp cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của nồi nước dùng. Trong đó, nồi hầm xương bằng điện chính là giải pháp tốt nhất để nấu nước dùng phở trong và không có bọt.

Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được lượng nhiệt trong nồi nên có thể chủ động điều chỉnh để nước trong nồi không sôi quá lớn tạo nên bọt trong nồi.

Xem ngay: Dung tích các mẫu nồi nồi nấu phở dùng điệnnồi ninh hầm xươngnồi nấu nước lèonồi nấu phở phục vụ cho quán phở, nhà hàng

Không chỉ vậy, được sản xuất với chất liệu inox 304 dễ dàng vệ sinh và khử mùi nên sẽ vô cùng sạch sẽ giúp đảm bảo chất lượng nước dùng thơm ngon hơn so với nồi nhôm hoặc nồi gang

Với thiết kế thông minh, hệ thống van xả ở dưới đáy nồi, bạn có thể dễ dàng vệ sinh, xả nước nhanh chóng

Trên đây là hướng dẫn cách hầm xương bò nấu phở gia truyền để nước hầm xương ngọt, trong và không hôi.

Rất hy vọng công thức trên sẽ giúp quán phở của bạn đông khách hơn.

Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2020

Nồi phở 20 lít và 40 lít sử dụng nấu phở, luộc rau hay nấu canh

Nồi phở hay Nồi nấu phở 20 lít và 40 lít chuyên dùng cho các nhà hàng được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như nấu phở, luộc rau hay nấu canh ....


Thông số kỹ thuật Nồi nấu phở dung tích 20 lít NP-20L - Nhà sản xuất: ANY Việt Nam
- Mã sản phẩm: NP-20L
- Kích thước nồi: 400 x 400 x 750 mm - Kích thước phủ bì: 460 x 480 x 750 mm - Nguồn điện: 220V/50Hz - Công suất: 3 KW - Dung tích: 20 Lít - Website: http://bit.ly/2tVO5Zl Thông số kỹ thuật Nồi nấu phở dung tích 40 lít NP-40L
- Nhà sản xuất: ANY Việt Nam
- Mã sản phẩm: NP-40L
- Kích thước nồi: 440 x 440 x 900 mm - Kích thước phủ bì: 520 x 540 x 900 mm - Thân nồi làm bằng inox 304 2 lớp dày 0,8mm - Nguồn điện: 220V/50Hz - Công suất: 3 KW - Dung tích: 40 Lít - Website:
http://bit.ly/2EJzPrO

   

Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2020

Cách nấu phở bò thơm ngon chuẩn vị đơn giản tại nhà

Phở bò là món ăn với hương thơm đặc trưng của thịt bò hòa quyện cùng nước dùng thanh ngọt, sợi phở mềm dai cực kỳ hấp dẫn vị giác. Để nấu phở bò ngon cần phải nấu được nước phở chuẩn truyền thống, bánh phở dai.



1. Nguyên liệu chuẩn bị nấu phở cho gia đình

- 1 kg xương bò, chặt miếng to 
- 300 g thịt bò phi lê
- 300 g thịt gầu bò
- 3 cánh hoa hồi, 2 quả thảo quả, 1 miếng quế
- 2 củ hành tím khô
- 1 củ gừng cỡ 5 cm
- 3 con sá sùng khô (nếu có)
- Gia vị: nước mắm, muối, đường
- 1 kg bánh phở
- Hành hoa, hành tây, húng láng, chanh, ớt

2. Dụng cụ chuẩn bị: 

Nồi nấu phở dùng điện chuyên dụng nếu gia đình có điều kiện, không thì tận dụng nồi cơm điện hay nồi áp suất dung tích khoảng gần 10 lít

3. Các bước tiết hành để làm:

3.1 Quy trình nấu nước dùng:

- Lấy xương bò, thịt bò rửa sạch, trụng qua nước sôi và để ráo nước. (Lưu ý: Để khắc phục mùi gây của xương bò bạn có thể cho xương vào lò nướng trong khoảng 10 phút ở 250°C).
- Bật nồi chế độ Áp chảo/Saute (more): nướng hoa hồi, thảo quả, quế, gừng và hành khô cho thơm, vàng xém cạnh trong vài phút.
- Cho xương bò, gầu bò vào nồi. Thêm 6 cup (1,5 lít) nước.
- Đậy nắp, gạt van sang vị trí đóng.
- Chọn nấu áp suất/ Pressure Cook (high), 30 phút rồi xả hơi nhanh bằng cách gạt van sang vị trí mở hoặc trong 20 phút và để nồi tự xả van.
- Gạt van sang vị trí mở, mở nắp nồi.
- Lấy thịt bò ra bát, ngâm ngập nước lạnh tránh cho thịt bị khô. Cắt lát mỏng trước khi ăn.
- Nước dùng lọc qua rây để lấy nước trong. Đổ nước dùng trở lại nồi ở chế độ Áp chảo/Sauté, mở vung. Thêm nước lọc, gia vị nêm tuỳ khẩu vị.

3.2 Cách trình bày tô bún phở đẹp mắt người dùng:

- Thái lát mỏng thịt bò phile trước khi chần chín tái. (Lưu ý: để thái mỏng như ý, bạn có thể đặt thịt vào ngăn đá khoảng 30 phút cho miếng thịt cứng lại sẽ dễ thái hơn)
- Trụng bánh phở trong nồi nước sôi khác cho bánh nóng, tơi trở lại. Chia bánh phở vào các bát.
- Xếp thịt gầu bò thái lát, thịt bò phi lê đã trụng chín tái trong nồi nước dùng, hành tây thái lát mỏng, hành hoa, húng láng thái nhỏ vào bát.
- Chan nước dùng nóng.
- Vắt chanh hoặc dấm ngâm tỏi ớt ăn kèm. Bê ra mâm và dùng ngay khi nóng.

Được xem nhiều